Unduh Aplikasi
94.44% Gate: Thus French Empire Fought Them / Chapter 9: Các Quốc Gia Ở Falmart – phần 1

Bab 9: Các Quốc Gia Ở Falmart – phần 1

ĐẾ CHẾ SEDERAN.

Đế chế hay tên đầy đủ là Đế Quốc Sadera (Saderan Empire) với thủ đô cùng tên (Sadera) là thực thể chính trị quân sự lớn nhất Falmart với ảnh hưởng bao trùm khắp lục địa. Lãnh thổ của Đế Chế trải dài từ Đông sang Tây với các vùng đồng bằng sông trù phú, những bờ biển dài, hải cảng, đô thị, rừng rậm, đồi thấp và những rặng núi dài.

CRF đã ước tính từ cực đông đến cực tây của Đế Chế có tổng chiều dài hơn 9000 km, tức là rộng ngang ngửa với Đế Quốc Mông Cổ. ( thế giới Flmart rộng lớn gấp 5 lần thế giới chúng ta, nghĩa là nó sẽ có diện tích bề mặt gấp 5 lần diện tích bề mặt của Trái đất. Diện tích bề mặt của Trái đất khoảng 510 triệu km², vậy thì diện tích bề mặt của Flmart sẽ là khoảng 2,55 tỷ km². ).

Về mặt địa lý, dòng sông khổng lồ Rho chia Đế Chế thành hai nửa Đông và Tây với thủ đô Sadera nằm ở giữa. Phía Tây Đế chế bao gồm những đồng bằng được bao bọc bởi những dãy núi lớn, những hải cảng ở biển Ngọc cùng những thành phố ven sông đông đúc. Trong khi đó phía Đông lại là một vùng đất mở với những đồng cỏ và rừng rậm chưa được khai phá. Phía nam phần lãnh thổ phía Tây tọa lạc một dãy núi lửa đã tắt từ lâu có tên Tuba, tương truyền đây là nơi con rồng lửa huyền thoại sinh sống và phía Bắc là một sa mạc rộng lớn không có người ở được che chắn bởi dãy núi Knappnai. Một phần các vùng duyên hải phía nam của Đế Chế là lãnh thổ của 4 vương quốc độc lập nhưng bị Hoàng Đế chi phối: Elbe, Agula, Mudwan, và Công Quốc Lindon. Đế Chế còn có 17 vùng đất nhỏ lẻ nằm rải rác khắp lãnh thổ được gọi là 17 quốc gia chư hầu, những quốc gia này tuy không được tính là lãnh thổ của Đế Chế nhưng lại bị đặt dưới quyền kiểm soát của các thống đốc do Viện Nguyên Lão ở Sadera cử đến.

1/ Tổ chức chính trị :

Đế Chế được lãnh đạo bởi Hoàng Đế, người có quyền lực gần như tuyệt đối và có cấp bậc cao nhất về mặt xã hội cũng như quân sự. Dưới hoàng đế là Viện Nguyên Lão Đế Chế cùng các bộ phận khác. Viện nguyên lão là bộ máy hành chính quan trọng nhất ở Sadera với chức đa dạng, từ những nhu cầu dân sự như quản lí dân số, thu thuế, xây dựng, đảm bảo trật tự trị an, quản lí thương mại, nông nghiệp cho đến huy động quân đội cho chiến tranh. Thành phần cấu thành nên Viện Nguyên Lão là thành viên từ các gia đình quí tộc ở trong hoặc ngoại vi Sadera với một số ít ngoại lệ. Đã từng có thời các thành viên trong Viện Nguyên Lão được dân chúng bầu lên thông qua hình thức bỏ phiếu phổ thông nhưng hình thức này đã chấm dứt khoảng 200 năm trước. Hiện nay cách duy nhất để ngồi trong Viện Nguyên Lão là thông qua bỏ phiếu nội bộ. 450 thành viên sẽ bỏ phiếu trực tiếp và có hơn 235 phiếu đồng nghĩa với việc chính thức trở thành Nguyên Lão.

Về mặt lí thuyết thì Hoàng Đế có quyền lực bao trùm nhưng sự thực thì các quyết định của ông ta bị các Nguyên Lão Nghị Viện chi phối ít nhiều. Ba vị hoàng đế đã bị Viện Nguyên Lão lật đổ và một bị giết khi chỉ mới đăng cơ được hai năm.

Cấp tiếp theo trong bộ máy hành chính là Thống Đốc. Đế Chế không qui định rõ ràng về việc bổ nhiệm thống đốc. Thông thường một thành phố lớn hoặc một vùng cụ thể sẽ có một thống đốc do Viện Nguyên Lão tiến cử hoặc do chính Hoàng Đế chỉ định nhưng một số khu vực lại không được áp dụng quy định này. Đơn cử thành phố Italica và các vùng phụ cận luôn nằm dưới quyền điều hành của gia đình quý tộc Formal theo thể thức cha truyền con nối hoặc thành phố pháp thuật Rondel được quản lí bởi hội đồng các pháp sư tuy nằm trong lãnh thổ phía Đông.

2/ Cư dân

Do lãnh thổ quá rộng lớn và hệ quả của những cuộc chinh phạt liên miên suốt hơn 500 năm, cư dân của Đế Chế rất đa dạng và xáo trộn nhiều theo thời gian.

Người là thành phần dân cư đông đảo nhất ở Đế Chế với phạm vi sinh sống đa dạng :Thành phố lớn, làng mạc, thị trấn, bến cảng, đồng bằng và vùng núi. Sadera là Đế Chế của loài người và chẳng có gì ngạc nhiên khi thành phần cư dân này nắm trong tay hầu như toàn bộ quyền lực của xã hội và những loài khác đều được xem là thấp kém hơn và phải chấp nhận số phận bị trị.

Beastman (Thú nhân) là một sinh vật giống người có hình dáng đa dạng nhưng phổ biến nhất vẫn là Tộc Sói, Chân mềm (thú nhân họ Mèo), Tộc Thỏ, Nhân Điểu (Harpy) etc sống lẫn lộn với cư dân loài người và làm đủ nghề từ chiến binh, thợ săn, thợ thủ công, làm nông, người hầu và gái điếm. Tất nhiên vì không phải là người nên Thú Nhân không được phép giữ chức vụ gì trong Đế Chế và thường bị phân biệt đối xử (Các gia đình quý tộc ở Thủ Đô thậm chí còn không thuê Thú nhân làm người hầu). Tộc Thỏ (Trước đây còn gọi là Warrior Bunnies) là thành viên mới nhất trong xã hội Sadera sau khi Đế Quốc tiến quân tiêu diệt Vương Quốc Đồng Cỏ của họ ở Phía Đông hai năm về trước, những người còn sống nếu không bị bắt làm nô lệ thì cũng tự cắt tai mình để hòa nhập cuộc sống mới tốt hơn. Tộc Thỏ khá đặc biệt vì những đứa trẻ được sinh ra toàn là phụ nữ nên mỗi khi muốn sinh sản, họ phải tìm đàn ông loài người hoặc đàn ông của các tộc khác.

Elve là sinh vật cổ xưa nhất ở Falmart sinh sống trong những làng mạc nhỏ và rừng rậm. Elve có ngoại hình giống người trừ đôi tai dài hơn bình thường. Họ rất xuất sắc trong việc trồng trọt, săn bắn, tạo tác thủ công, phép thuật, âm nhạc hoặc chiến đấu nếu chuyên tâm. Duran từng nói với Napoleon VI rằng ông tin lí do khiến Elve giỏi đến thế là vì họ có một cuộc sống dài gần như bất tử để hoàn thiện các kỹ năng của mình dù chúng khó đến đâu. Mặc dù đa số khu sinh sống của Elve nằm trong lãnh thổ Sadera nhưng họ lại ít khi chịu sự quản lí của Đế Chế. Cuộc sống bất tử khiến Elve sống tối giản với rất ít hiện vật có giá trị nên không trở thành mục tiêu cướp bóc trong khi số lượng ít ỏi cộng thái độ dửng dưng với thời cuộc khiến chính quyền Sadera ngó lơ họ.

Orc, Troll, Goblin là những sinh vật xấu xí hung tợn và thiện chiến chủ yếu sống trong các hang đá, đồi núi hoang vu. Xã hội của những sinh vật này vô cùng bạo lực và nguyên thủy nên không hề có một làng mạc hay thị trấn nào do chúng xây dựng nên. Đã có thời chúng tà mối họa của những loài khác nhưng kể từ khi đội quân Orc cuối cùng của Morka Trăng Máu bị Đế Quốc Sadera đánh bại thì chúng buộc phải lui về những rừng phía Đông và dãy núi Avalanche quanh năm tuyết phủ. Ở đó, Orc lại tiếp tục công việc cả nghìn năm qua của mình, chém giết lẫn nhau đến khi tận thế ập xuống. Một số Orc và Goblin thông minh hơn đồng loại mình đã đi ra thành thị và trở thành nhà buôn nhưng đại đa số vẫn hành nghề trộm cắp, tham gia các nhóm tội phạm có tổ chức hoặc đi đánh thuê cho quân đội Đế Chế.

3/ Lịch Sử

Sự hình thành.

Tính theo lịch của Đế Chế thì thực thể này đã có 587 năm tồn tại. Lịch có mốc thời gian là lễ đăng quang của Aurelius Antoninus, vị Hoàng Đế đầu tiên và nhà chinh phạt vĩ đại. Hơn 1/3 lãnh thổ của Đế Chế có được là nhờ người đàn ông này. Trong khoảng từ năm thứ 4 đến năm thứ 12, Quân đội Sadera đã tiến hành cuộc đại bành trướng đầu tiên của mình khắp lục địa và giành được các thắng lợi quan trọng. Một trong số đó là vượt dãy Romalia ở phía Tây và chiếm Italica để làm bàn đạp cho những cuộc xăm lăng tiếp theo. Ở phía Đông và trung tâm lục địa, đội quân do đích thân Hoàng Đế chỉ huy đã chiếm được các thành phố duyên hải và đẩy lùi các dân tộc du mục xa về phía Đồng Cỏ Lớn (Great Grassland), tạo tiền đề cho những người kế vị ông xây dựng các trung tâm thương mại hùng mạnh, vốn là thứ chủ chốt trong các chiến dịch ở phía Tây sau này.

Sau khi Aurelius qua đời, con cháu ông ta tiếp tục cuộc chinh phạt. Romulus giao chiến với ba vương quốc kình địch Crix, Arrun và Akandale để tranh giành quyền kiểm soát phần đất dưới rặng núi Knappnai và Romalia nhưng không thành công. Đội quân của Hoàng Đế bại trận và ngay cả bản thân ông cũng mất mạng trên chiến trường. Phải đến năm 68 Akandale mới bị tiêu diệt, Crix cầm cự được thêm mươi hai năm trước khi đội kỵ binh huyền thoại của họ của họ bị Quân Đoàn Invictus (Bất Khuất) nghiền nát trong trận chiến Xe Ngựa Kéo năm 80. Vương quốc phép thuật Arrun nhân cơ hội chiếm lấy những phần đất còn sót lại của đồng minh cũ và đàm phán hòa bình với Đế Chế.

Thời kỳ suy thoái

Thế kỷ thứ 2 chứng kiến sự sa sút của Đế Chế. Hoàng Đế Drasus và cháu của ông ta Horas là cặp đôi tai họa cho thần dân suốt hơn 63 năm. Drasus khởi đầu triều đại một cách bình thường nhưng sau một cơn bạo bệnh, ông ta đột nhiên thay đổi tâm tính. Vị Hoàng Đế luôn nghi ngờ có kẻ ám hại nên hiếm khi nào xuất hiện trước đám đông và luôn nấp sau hàng hàng chục cận vệ ngay cả khi ở trong cung điện. Chứng hoang tưởng của Drasus nặng đến mức ông ta không dám cắt tóc vì sợ người thợ có thể là sát thủ được trả tiền để giết mình nên suốt nhiều năm cầm quyền vị Hoàng đế luôn mang một bộ dạng lôi thôi bẩn thỉu. Nhiều người dân ca thán rằng Drasus không giống một Hoàng Đế và rồi các vụ giết người ban đêm bắt đầu xảy ra khắp thủ đô. Trong những năm cuối triều đại của mình, Drasus đã tử hình ít nhất bốn nghìn người nhưng số lượng chết trên đường phố bởi các đội sát thủ của ông ta hẳn phải còn nhiều hơn. Viện Nguyên Lão đã ra tay can thiệp, họ bắt giam Drasus nhưng do tranh cãi về người kế vị nên xét trên danh nghĩa, Vị Hoàng đế điên loạn vẫn trị vị thêm 12 năm nữa trong tình trạng bị giam lỏng.

Horas kế vị sau khi Drasus chết vào năm 173. Horas không bị điên như bác mình nhưng lại là một kẻ hoang phí vô độ. Suốt hai mươi ba năm cai trị, ông đã làm ngân khố cạn kiệt đến năm lần. Horas thường tiệc tùng xa hoa nhiều tháng và khi chán chê ông sẽ chuyển sự chú ý sang tổ chức giác đấu hoặc xây cung điện. Người ta kể lại rằng Hoàng đế muốn một chiếc thuyền riêng làm bằng vàng để du ngoạn mặc cho các thợ đóng tàu cam đoan rằng một vật như vậy sẽ không bao giờ ra khơi được. Hậu quả của thói chơi ngông này là bốn mươi hai người chết đuối, ngay cả Horas cũng suýt mất mạng nếu không nhờ sự dũng cảm của đội cận vệ.

Sự điên rồ và hoang phí của hai vị Hoàng Đế chính là nguyên nhân khiến những thập niên đầu của thế kỉ thứ 3 trở thành cơn ác mộng với Đế Chế. Trong khoảng từ năm 202-245, các dân tộc du mục bị Aurelius đánh bại trước đây đã quay trở lại và liên tục đe dọa miền Đông Bắc với các cuộc đột kích chớp nhoáng. Hệ thống đồn bốt yếu kém do thiếu kinh phí từ thời Horas không cản nổi các chiến binh trên lưng ngựa này, trong khi đó một kẻ địch hùng mạnh khác là Niflheim cũng bắt đầu xuất hiện và tranh giành ảnh hưởng với Đế Chế ở duyên hải phía Đông.

Chiến tranh Sadera – Niflheim lần 1

Năm 248 Niflheim tổ chức một cuộc xâm lăng lớn vào đồng bằng Sadera bằng đường biển. Tại trận hải chiến ở quần đảo Sương Mù ( gồm ba đảo chắn ở cửa eo biển Ngọc), quân Niflheim chiến thắng oanh liệt. Hai phần ba hải quân Sadera bị tiêu diệt khiến các thành phố hải cảnh quan trọng nhất của Đế Chế hoàn toàn vô phương chống đỡ trước các cuộc tấn công của Niflheim. Aquaticus bị chiếm sau một tuần kháng cự, Romulan thành phố được đặt theo tên của Romulus, cháu của Aurelius bị đốt trụi, phần lớn dân cư bị thảm sát. Lực lượng bộ binh của Niflheim thành lập cứ điểm ở Aquaticus và bắt đầu xâm nhập vào đồng bằng Saderan trong khi hải quân men theo sông Rho tiến về thủ đô.

12 quân đoàn lê dương được cử đi để đối phó với 150,000 lính bộ binh và 6000 kị binh của Niflheim hừng hực khí thế, trong khi kinh đô buộc phải chuẩn bị cho trận vây hãm đến từ sông Tiris. Hai bên gặp nhau trên cánh đồng Batigon và chiến thắng một lần nữa lại nghiêng về phía đội quân đến từ phía Đông. Hoàng đế Adarian bị bắt tại trận nhưng hai hoàng tử của ông đều chết trên chiến trường. Sự kiện đau lòng này khiến Clementine, trưởng nữ của Adarian phải nhận tước hiệu Hoàng Đế thay cho cậu em út mới năm tuổi rưỡi. Do không còn binh đoàn lành lặn nào trong tay, Clementine đành phải triệu các đội quân ở phía Tây dãy Romaila trở về. 60,000 quân do vị tướng bảy mươi hai tuổi Helius chỉ huy đã vượt dãy Romalia trong bốn ngày, sau này người đời gọi kì tích đó là "Cuộc Hành Quân Thần Thánh". Helius biết ông không đủ sức để đối đầu trực diện với quân chủ lực của Niflheim ngay cả trong một trận phục kích nên đã cho một cánh quân khoảng 3000 người đánh nghi binh ở thị trấn Tarvik gần Aquaticus nhằm tạo cảm giác rằng ông muốn cắt đường tiếp tế của họ.

Niflheim đã dính bẫy của vị tướng già, họ tức tốc hành quân ngược trở lại với một đội hình lộn xộn trải dài hơn mười cây số, lính Kỵ Binh Niflheim bỏ xa lính bộ binh và khiến họ trở thành mồi ngon cho kỵ binh của Helius. Cuộc tấn công diễn ra lúc mặt trời đứng bóng, quân trung tâm Niflheim tan rã nhanh chóng sau trận giáp chiến ngắn ngủi và phần còn lại của trận đánh cứ như một cuộc đi săn gà tây, Helius dễ dàng bao vây đánh bại các đội quân rời rạc của đối phương. Tàn quân Niflheim toan rút chạy về Tarvik để tổ chức phòng thủ nhưng sau khi nhận ra rằng đội quân nghi binh của Sadera đã chiếm được thị trấn và cắt đứt con đường về Aquaticus, họ lập tức buông vũ khí đầu hàng. Vào giữa năm 249, lực lượng trên bộ của Niflheim đã hoàn toàn bị đánh bại.

Hải quân Niflheim tiến hành vây hãm Sadera trong hai tháng. Ở tuần thứ năm, họ phá được tường đối diện sông Tiris và tràn vào thành phố nhưng mọi chuyện chưa chấm dứt ở đó. Quân phòng thủ dựng chuyến lũy trên từng con phố, trên từng cây cầu nội ô và chống trả quyết liệt. Nhiều lúc họ còn suýt đẩy được kẻ xâm lược về phía bức tường. Dù không phải là chiến binh và mang danh phận Hoàng Đế, Clementine vẫn ra chiến tuyến để đốc thúc tinh thần binh sĩ. Trong một trận đánh nhỏ ở quảng trường Athenian, Hoàng đế bị mất một tay lúc hỗn chiến và đó cũng là nguồn gốc của danh xưng Clementine Tay Cụt mà người ta đặt cho bà sau này. Đến tuần cuối cùng, nhận được tin đội quân trên bộ đã đại bại, hạm đội chiến thuyền của Niflheim ngừng cuộc vây hãm và xuôi dòng Rho rút ra biển Ngọc ngay trong đêm.

Chiến tranh Sadera- Niflheim kết thúc. Clementine tại vị thêm 52 năm nữa, bà qua đời ở tuổi 83 và truyền ngôi cho con của em trai mình là Valerian, lúc đó Đế Chế đã lấy lại được hầu hết sức mạnh của sau hơn một thế kỷ chiến tranh, dịch bệnh và điều hành kém cỏi.

Các chiến dịch phía Tây

Valerian không mặn mà với các cuộc tấn công báo thù vào Niflheim do Viện Nguyên Lão đề xuất, việc này gây tổn hại đến mối quan hệ giữa ông và giới quý tộc trong nhiều năm sau đó và cuối cùng dẫn đến cái chết bi thương cho vị Hoàng đế này. Thay vào đó ông đề xuất một nền hòa bình với Niflheim và các quốc gia đồng minh của nó ở bán đảo Vizima để thuận tay giải quyết tàn dư của Arrun, quốc gia ma pháp hùng mạnh giờ chỉ còn là cái bóng năm xưa sau một thử nghiệm phép thuật thất bại gây ra dịch bệnh giết chết phân nửa dân số.

Sau hai năm chiến đấu, Valerian đã thâu tóm được toàn bộ Arrun, loại bỏ chướng ngại cuối cùng để tiến xa hơn về phía tây. Tuy nhiên tâm nguyện của vị Hoàng đế đầy tham vọng không dễ thành hiện thực nếu các vương quốc phía nam dãy Romalia như Elbe, Agula, Mudwan, và Công Quốc Lindon vẫn còn hiện hữu. Trong bốn vương quốc này thì chỉ có Công Quốc Lindon là thân thiện với Đế Chế, Mudwan hay đứng trung lập còn Elbe và Agula thì chống phá Đế Chế quyết liệt. Năm 314, Đế Chế liên quân với Lindon và bất ngờ xâm lược Agula và Elbe.

Nhờ vào tài điều quân Mario El Servius, 15 binh đoàn lê dương dễ dàng xâm nhập và đánh úp Agula trong vòng một tháng. Thất bại quá nhanh chóng của đồng minh khiến Elbe chỉ còn cách cố thủ trong tuyệt vọng. Tuy nhiên khi chiến thắng đã nằm chắc trong tay Đế Chế thì một sự cố xảy ra. Việc đám tàn quân Agula vẫn tiếp tục các hoạt động phá hoại hậu phương buộc Mario El Servius phải cắt cử hai binh đoàn lê dương số 3 và 15 trở về bảo vệ con đường tiếp tế chạy ngang lãnh thổ vừa chiếm được. Hai binh đoàn này khi đi qua vùng núi lửa Tuba thì vô tình chạm trán phải con rồng lửa huyền thoại và bị thiệt hại nặng nề. Sáu nghìn người bị chết cháy và hậu quả sau đó còn khủng khiếp hơn. Dân cư Agula xem đây là điềm báo chiến thắng và đồng loạt nổi dậy đánh đuổi quân đồn trú và khiến đường tiếp tế của Mario bị cắt hoàn toàn. Bị kẹt giữa hai đội quân thù địch, Mario phải chọn lựa giữa tấn công Elbe và quay trở lại đập tan quân khởi nghĩa Agula, khai thông đường tiếp tế. Mario chọn cách thứ hai và bắt đầu cho quân vượt qua những con đèo giữa biên giới Agula và Elbe. Tuy nhiên, quân đội của ông gặp phải rất nhiều khó khăn do thời tiết xấu, bệnh tả và những trận phục kích của đối phương. Khi đến được lãnh thổ của Agula, Mario El Servius chỉ còn đúng 5 quân đoàn lê dương rệu rã, không còn đủ lương thực hay tinh thần để tiến hành giành lại Agula được nữa. Ông gửi cho Hoàng đế để xin thêm quân nhưng Valerian thất bại trong việc thuyết phục Viện nguyên lão nên cuối năm 315, Mario được lệnh trở về Italica.

Chiến dịch phía tây chấm dứt với thất bại của Đế Chế.

Thất bại này khiến uy tín của Valerian bị lung lay dữ dội. Hoàng đế cố phục hồi danh dự bằng cách tổ chức thêm một cuộc tấn công nữa nhưng không nhận được ủng hộ bởi giới quý tộc lẫn bình dân. Dân chúng cho rằng việc hai binh đoàn số 3 và 15 bị Rồng Lửa tấn công là dấu hiệu chứng tỏ Valerian đã mất đi sự phù hộ của thần thánh và hai trận lụt lớn vào năm 317 và 319 ở Sadera lại càng củng cố thêm quan điểm này của họ.

Bị giới quý tộc xa lánh và giới bình dân khinh thường trong một thời gian dài, năm 324 Valerian treo cổ tự vẫn ngay trong cung điện.

Chiến tranh Sadera- Niflheim lần hai (Chiến tranh 60 năm)

Rút kinh nghiệm từ cha mình, con trai của Valerian là Gaius hoàn toàn ủng hộ một cuộc chiến với kình địch Niflheim theo ý của Viện Nguyên Lão. Năm 328, sau bốn năm lên ngôi, Hoàng đế Gaius tuyên bố quần đảo Sương Mù là lãnh thổ của Đế chế bất chấp phản đối từ Niflheim. Trước đây, Valerian đã hứa sẽ xem quần đảo như lãnh thổ trung lập và không một hạm đội Đế Chế nào được neo đậu ở đó. Đây là cách Valerian thể hiện thiện chí hòa bình với cựu thù vì quần đảo Sương Mù có vị trị rất trọng yếu với lãnh hải của Niflheim. Hành động của Gaius xem như là dấu chấm hết cho hiệp đinh hòa bình hơn 20 năm nhưng Niflheim không làm được gì nhiều với tình hình rối ren trên bán đảo Vizima mà họ đang gặp phải, đặc biệt là khi một số đồng minh quan trọng như Anoch và Lorencia đang có ý định nhảy phe khi thấy thế cục đang nghiêng về Đế chế Sadera. Trong khi đó các bộ tộc du mục bắt đầu chuyển hướng tấn công xuống phía nam sau khi hệ thống phòng thủ của biên giới của Sadera được cải thiện dưới thời Clementine và Valerian.

Tuy kéo dài đến 60 năm dưới triều của ba vị Hoàng đế nhưng đỉnh điểm cuộc chiến này lại nằm ở thời kì đầu khi Gaius còn đang tại vị với một trong những vị tướng giỏi nhất trong lịch sử Sadera, Anthony El Deconte.

Mùa hè năm 329, 50.000 quân dưới quyền tướng Anthony El Deconte tấn công tỉnh Myre giáp biên giới Sadera và bán đảo Vizima, thuộc chủ quyền của vương quốc Pricia nhưng lại do Niflheim quản lí. Họ nhanh chóng chiếm được quyền kiểm soát tỉnh này trong vài tuần lễ do quân phòng thủ Niflheim ở đây được trang bị và tổ chức kém cỏi. Niflheim lập tức cùng các đồng minh tổ chức một đội quân lên đến 200.000 người ra ứng chiến nhưng con số đó không duy trì được lâu. Trong một hội nghị ở pháo đài Kinix, các tướng lãnh của các quốc gia nam Vizima chỉ đích danh Anoch và Lorencia là những kẻ phản bộ tráo trở vì chỉ đem đúng 4.000 lính đến trong khi con số đáng lẽ phải là 15.000. Một trận cãi vã nổ ra và kết quả là hai nước này cùng một số ít lãnh chúa chư hầu lập tức dẫn quân ra về. Tuy đây là thảm họa về mặt chính trị nhưng dưới góc nhìn quân sự, quân liên minh Vizima vẫn còn rất mạnh so với 50.000 quân của Anthony và trong trận đánh gần ngôi làng Horn, họ đã nghiền nát kẻ xâm lược và đuổi chúng khỏi Myre.

Năm 331, Đế Chế lại tấn công Myre nhưng với một chiến thuật khác. Anthony không cố gắng phòng thủ lãnh thổ vừa chiếm được nữa mà tiến hành cướp phá và đốt trụi những gì không mang theo được. Hai tuần lễ sau liên quân Vizima lại được điều động để ứng chiến nhưng khi họ đến được Myre thì quân Sadera đã rút lui về biên giới để nấp sau các pháo đài an toàn của mình.

Năm 332, Các binh đoàn lê dương quay trở lại Myre nhưng do gặp phải sức kháng cự dữ dội từ quân phòng thủ nên Anthony quyết định lui quân sau hai tuần chiến đấu. Hai năm sau, ông lại dẫn quân sang Vizima nhưng mục tiêu lần này là Floinia, một quốc gia trù phú trên bán đảo chứ không phải Myre. Anthony tiếp tục sử dụng chiến thuật cướp phá như cũ nhưng với một mức độ triệt để hơn. Thủ đô Norstein bị đốt cháy bốn ngày sau khi nó thất thủ, những ngôi làng và thị trấn xung quanh cũng bị tàn phá, hoàng tộc Floinia bị bắt làm tù binh, Anthony thậm chí tuyên bố tình yêu của mình với công chúa Floinia và cưới cô ta làm vợ thứ (Có người nói ông ta cưỡng dâm cô dâu hoặc toàn bộ cuộc hôn nhân là vì lí do chính trị).

Quá bực bội vì bị xâm lấn liên tục trong năm năm, Niflheim quyết định phản kích trả đũa nhưng cái khó là họ lại không có nhiều mục tiêu có giá trị. Hai vùng đất giáp ranh với Myre nếu không là vùng đồng cỏ thì cũng là rừng rậm hoặc đầm lầy với những tiền đồn và pháo đài vững chắc, không xứng đáng với công sức bỏ ra. Mục tiêu duy nhất mà hội đồng cai trị của Niflheim thấy đáng giá là quần đảo Sương Mù, xuất phát điểm cho nhưng cuộc xâm lăng của Sadera bằng đường biển trong tương lai. Vào thế kỉ thứ 4, hải quân Niflheim vẫn còn là bá chủ trên biển với những hạm đội được huấn luyện kỹ lưỡng và thiện chiến. Trong cuộc chiến tranh trước, họ dễ dàng đánh bại hải quân Sadera nên Niflheim hoàn toàn tự tin vào khả năng chiến thắng của mình trong lần này.

Trận hải chiến lần thứ hai trên quần đảo sương mù diễn ra kịch liệt và kết thúc bằng một kết quả hòa. Hải quân Niflheim bị thiệt hại quá nặng nên không thể tấn công chiếm đảo trong khi đó hải quân Sadera lại không đủ thuyền lớn để đánh một trận dứt điểm với đối phương. Tuy đạt được một số thành công nhất định nhưng Niflheim vẫn bị sốc trước sự tiến bộ của đối thủ và thấy vị thế số một trên biển của mình bắt đầu bị lung lay. Trong cuộc tấn công tiếp theo vào năm 337, Niflheim huy động số lượng thuyền chiến lớn hơn, trong đó có cả cả hạm đội Avion huyền thoại của họ, và dành chiến thắng thuyết phục ở trận hải chiến Sương mù lần ba.

Tuy nhiên, những chiến thắng trên biển bị lưu mờ bởi cuộc xâm lấn lần thứ năm của Arthur El Deconte vào Vizima. Khác với bốn lần trước, lần này Arthur mang theo một đội quân khổng lồ với khoảng 150.000 lính bộ binh chủ lực, 40000 lính trợ chiến và 6000 kỵ binh. Myre lại bị đánh chiếm và đốt cháy, nhưng lần này là lần tàn phá nặng nề nhất, gần như toàn bộ dân cư của nó đã bị thảm sát hoặc phải bỏ trốn, thành vách bị phá hủy và giếng nước bị bỏ độc. Người ta gọi đây là Cuộc Hãm Hiếp cuối cùng vì Myre có nghĩa là "Cô gái" trong ngôn ngư cổ. Đội quân của Arthur dễ dàng tái chiếm Floinia, rồi sau đó là Speize và Fireland. Các đội quân liên minh được thành lập vội vã để đối phó với Arthur liên tiếp phải thất bại, đặc biệt là trong trận Rừng Đước Đỏ, nơi năm vị vua của Liên Quân Vizima bị bắt, mất tích hoặc tử trận. Vua của Anoch nằm trong số người bị bắt, khiến nước này phải rời bỏ Liên Minh và ký hiệp định hòa bình với Đế Chế.

Mặc dù không bị thiệt hại nặng về binh sĩ ở Rừng Đước Đỏ nhưng sự ra đi của Anoch khiến Liên Minh bị chia rẽ khá nhiều. Niflheim với vị thế lãnh đạo bán đảo Vizima quyết tâm tiếp tục chiến đấu nhưng niềm tin vào chiến thắng của những quốc gia đồng minh bắt đầu bị lung lay sau khi Anoch đầu hàng. Lorencia ra mặt công kích đường lối của Niflheim và dọa sẽ rời bỏ Liên minh vì họ thà có một tên Hoàng đế bạc nhược Gaius còn hơn để một gã cuồng tín lãnh đạo. Trước tình hình này, hội đồng cai trị Niflheim không còn cách nào khác ngoài tấn công xâm chiếm Lorencia và sát nhập nước này vào lãnh thổ mình trước khi nó kịp đầu hàng Đế chế. Đòn trừng phạt mạnh tay này đã phát huy hiệu quả, các quốc gia đang lưỡng lự đành chọn cách tiếp tục chiến đấu nếu không muốn chịu chung số phận với Lorencia. Tuy nhiên, cái nhìn của các quốc gia đồng minh về Niflheim đã không còn như xưa nữa, nó dần trở thành một Sadera thứ hai với cách hành xử độc đoán.

Đội quân viễn chinh của Sadera trú đông ở miền bắc Vizima vào năm 340 và án binh bất động cho đến tháng 3 năm sau khi tuyết đã tan hẳn. Niflheim nhận ra rằng nguyên nhân chính khiến Arthur trì hoãn lâu đến vậy là do việc tiếp tế cho đạo quân hơn 200.000 người rất phức tạp. Việc hải quân Niflheim thống trị mặt biển khiến quân Sadera phải hoàn toàn dựa vào xe kéo và sức ngựa để tải lương thực, lính thay thế trên một đoạn đường dài 400 dặm từ trung tâm Đế Chế và khi con đường này bị gián đoạn do thời tiết, Arthur sẽ không mạo hiểm hành động.

Những đề xuất cắt đứt đường tiếp tế liền được đưa ra, từ dùng hải quân đổ bộ lên bở biển đến việc tìm cách chiếm lại vùng đất hoang tàn Myre để thọc sâu vào hậu phương của Arthur nhưng chẳng có cái nào được hội đồng Niflheim chấp thuận. Peter Wett, một trong những vị tướng của Niflheim đề nghị kết đồng minh với Sakkos và Norithos, hai bộ tộc du mục từng xâm lấn miền Đông Sadera và Bắc Vizima trước đây và dùng họ để tấn công hai tỉnh biên giới giáp ranh với Myre. Peter Wett cho rằng việc tìm cách chọc thủng phòng tuyến của Arthur là tốn thời gian và quá mạo hiểm khi vị trí của quân đội Sadera hiện giờ rất có lợi trong việc phòng thủ và Anthony chắc chắn đang giăng một cái bẫy đợi sẵn Liên quân tấn công. Peter Wett tin chắc khi hậu phương bị tấn công Arthur sẽ phải từ bỏ vị trí và rút về Myre.

Tướng Wett đã đoán đúng một phần. Sau khi con đường tiếp tế bị cắt, Aethur đã phải rời bỏ vị trí nhưng không phải để rút lui. Kẻ thù số một của Vizima điều toàn bộ quân mình có vào Frieland, một vùng đồng bằng thấp với những con lạch nhỏ, tỏ rỏ ý định đánh một trận quyết định vận mệnh của bán đảo này. Đây cũng được xem như lời khiêu chiến cá nhân với Peter Wett vì Frieland là đất đai của dòng tộc ông ta.

Hai đội quân chọn một khu vực trống trải có tên Bradford để làm nơi giao chiến. Anthony mang đến 130.000 lính bộ binh và 5000 ngựa chiến trong khi Peter Wett có trong tay 120.000 lính bộ binh và 13000 kỵ binh (phân nửa số đó là dân du mục Sakkos và Norithos đồng minh).

Mặc dù số lượng bộ binh của cả hai không chênh lệch nhiều nhưng các binh đoàn lê dương của Sadera nổi tiếng với kỷ luật thép trong chiến đấu và trang bị tốt nhất Falmart nên Peter Wett biết mình phải trông đợi vào lực lượng kỵ binh đông đảo hơn ở hai cánh.

Khi đợt tấn công thứ nhất của bộ binh được cả hai tung ra, Kỵ binh Niflheim chủ động sử dụng đội hình tam giác và phi nước đại về phía Kỵ binh Sadera. Arthur phản ứng bằng cách rút hết kỵ binh bên cánh trái sang cánh phải và trực tiếp chỉ huy toàn bộ 5000 người ngựa ứng chiến với các chiến binh du mục và giao phó nhiệm vụ phòng thủ cánh trái cho hai binh đoàn lê dương. Quân Sadera dành được chiến thắng bất ngờ trước các đội quân cưỡi ngựa thiện chiến nhưng vô kỉ luật của Sakkos nhưng họ lại mất cánh trái. Kỵ binh Niflheim tỏ ra quá mạnh so với sức chịu đựng của hai binh đoàn lê dương.

Peter Wett lập tức tung ra đợt tấn công thứ hai sau khi phá được cánh trái của Đế chế. Sau đó, vị tướng Niflheim đích thân dẫn quân dự bị để tăng cường cánh trái trước sự tấn công của Arthur. Theo như những gì được kể lại sau này thì hai chủ tướng đã có màn song đấu dữ dội. Arthur chém trúng đầu đối thủ hai lần nhưng mũ giáp đã cứu mạng Peter Wett. Chủ tướng Niflheim đáp trả bằng cách đánh gãy xương vai Arthur với một cây chùy tuy bản thân ông bị thương đủ chỗ, nặng nhất là vết thương dưới cánh tay.

Trận đấu bị gián đoạn khi cận vệ của hai bên xông vào ứng cứu và cả hai vị chỉ huy phải trở về để chỉ đoạn đợt tấn công thứ ba.

Nhưng đợt tấn công thứ ba không bao giờ được triển khai. Quân Sadera mất hết lực lượng kỵ binh của mình và chỉ còn khoảng 100.000 lính lê dương (30.000 chết hoặc bị thương) nên Anthony quyết định giữ trận địa phòng thủ. Trong khi đó Niflheim mất khoảng từ 55.000 đến 60000 lính trong hai đợt tấn công và còn khoảng 6000 ngựa chiến, không đủ để đánh bật đối phương.

Hai vị tướng dàn quân và đôi khi thay đổi đội hình để xem thứ phản ứng của địch thủ cho đến khi mặt trời lặng. Không có cuộc tấn công nào diễn ra vào ban đêm mặc dù Wett đã có một phút sơ hở khi cho di dời nơi đóng quân thêm nửa dặm do nguồn nước bị nhiễm bẩn. Arthur nhìn thấy những ánh đuốc di chuyển lên phía bắc trong đêm và vì cứ tưởng Wett đang âm mưu cắt đường lui của mình nên cũng dời vị trí phòng thủ thêm một dặm. Vào buổi sáng ngày thứ hai, khoảng cách của hai đạo quân đã lên đến một dặm rưỡi và vì chẳng có ai muốn tấn công trước nên chiến trường ngày hôm đó thuộc về lũ quạ và chó rừng tranh nhau xác chết trên cánh đồng trống. Ngày thứ ba của trận Bradford, hai bên đạt được thỏa thuận về việc thu gom tử sĩ của mình và trong đêm thứ tư, Arthur bí mật rút toàn bộ quân đội khỏi Frieland và trở về Floinia trước khi rời khỏi xứ này vào năm 342 để trở về lãnh thổ Sadera vào cuối năm.

Dù trận Bradford không có kết quả rõ ràng nhưng Peter Wett vẫn được xem là người chiến thắng vì khiến Arthur phải cụp đuôi bỏ chạy khỏi lãnh thổ Vizima. Tuy nhiên việc rút quân của Arthur gây ra nhiều mối họa cho Niflheim và các đồng minh hơn là lợi ích. Sakkos và Norithos, hai bộ tộc du mục không thỏa mãn với chiến lợi phẩm thu được khi tấn công các vùng đất rộng người thưa của Đế Chế, đã cho các đội quân du mục mình tràn xuống miền Bắc Vizima và lấp chỗ trống do Arthur để lại. Sakkos cướp phá xứ Pricia năm 344 và 345, Norithos hoành hành khu vực duyên hải phía đông Vizima cho đến năm 348 mới bị đánh bật. Người dân Vizima gọi đây là "Cuộc chiến tranh tiếp diễn" hoặc "Sự Phản Bội của Sakkos". Peter Wett thiệt mạng vào năm 349 khi đoàn tùy tùng của ông bị một nhóm cướp phá (Raiding Party) của Sakkos phục kích trên đường trở về Frieland, toàn bộ bán đảo Vizima để tan ba ngày.

Chiến tranh Niflheim- Sadera tiếp tục với những cuộc đột kích nhỏ ở biên giới và tranh chấp trên biển cho đến khi Gaius qua đời do bệnh sởi vào năm 354. Arthur mất do tuổi già bốn năm sau đó khi cuộc chiến đã bước sang năm thứ 30.

Các thành viên còn lại của hoàng tộc Lorencia, do Đế Chế và Anoch hậu thuẫn, đã tiến hành kháng cự dài 25 năm để chống lại sự đô hộ của Niflheim. Lorencia dành lại được độc lập vào năm 379 và tuyên bố đứng trung lập trong cuộc chiến giữa Niflheim và Sadera. Anoch gia nhập lại liên minh Vizima trong một khoảng thời gian ngắn trước khi tổ chức này tan rã vào năm 385 do những bất đồng của các quốc gia thành viên với Niflheim.

Sadera chiếm lại quần đảo Sương mù năm 362 nhưng lại để mất nó về tay của Niflheim ba năm sau đó. Quần đảo này liên tục đổi chủ bốn lần trong mười năm tiếp theo, có lúc nó được một băng hải tặc lớn do nữ hải tặc Ero cầm đầu chiếm giữ. Cho đến khi hiệp ước hòa bình được kí kết năm 388, quần đảo vẫn thuộc quyền kiểm soát của hải quân Niflheim.

Vào thời điểm chiến tranh kết thúc, sự đoàn kết trên bán đảo Vizima đã hoàn toàn tan vỡ. Những quốc gia bất mãn với Niflheim sau gần sáu thập kỷ chiến tranh liên miên, thiệt hại nặng nề trong những lần đối đầu với Đế Chế và quân Du mục, đã tách ra thành lập các liên minh riêng rẻ hoặc đứng trung lập. Sau năm 388, Niflheim phải đối đầu với các mối đe dọa mà không có sự hậu thuẫn của toàn bộ bán đảo và điều này đã dẫn đến việc Niflheim đánh mất Vizima lẫn vị thế đối trọng với Sadera một thế kỷ sau đó.

Về phía Đế Quốc Sadera, tuy là dành được chiến thắng nhưng cái giá phải trả không hề nhỏ. Sáu mươi năm chiến tranh đã làm xáo trộn xã hội, kinh tế, quân sự và chính trị của Đế Chế từ gốc đến ngọn và là tiến đề cho cuộc Nội Chiến (407-427) sau này.

( Các quốc gia ở Flmart - phần 1. )


next chapter
Load failed, please RETRY

Status Power Mingguan

Rank -- Peringkat Power
Stone -- Power stone

Membuka kunci kumpulan bab

Indeks

Opsi Tampilan

Latar Belakang

Font

Ukuran

Komentar pada bab

Tulis ulasan Status Membaca: C9
Gagal mengirim. Silakan coba lagi
  • Kualitas penulisan
  • Stabilitas Pembaruan
  • Pengembangan Cerita
  • Desain Karakter
  • Latar Belakang Dunia

Skor total 0.0

Ulasan berhasil diposting! Baca ulasan lebih lanjut
Pilih Power Stone
Rank NO.-- Peringkat Power
Stone -- Batu Daya
Laporkan konten yang tidak pantas
Tip kesalahan

Laporkan penyalahgunaan

Komentar paragraf

Masuk